Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

TÁC DỤNG PHỤ ĐÁNG LƯU Ý CỦA TRÁI CÂY

Mọi người ai cũng biết hoa quả và các loại rau, củ cung cấp rất nhiều vitamin, dưỡng chất cho cơ thể, nhưng cũng có không ít loại quả nếu ăn nhiều sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Gây nhiễm độc
Dưa chuột: Cũng nằm trong danh sách như đậu đỗ, dưa chuột luôn phải “sống” với nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu ngay từ khi mới bắt đầu mọc lên. Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc là khó tránh. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc.
Quả vải: Trong quả vải hàm lượng các khoáng chất như magie, kali và một số vitamin, đặc biệt là vitamin C rất phong phú. Nhưng đối với những người dễ nhiễm cảm, có đờm, lên thủy đậu thì vải lại trở thành độc dược không nên ăn. Bởi nó sẽ làm bệnh nặng hơn và có thể gây nên những biến chứng. Ngay cả đối với người bình thường thì ăn quá nhiều vải sẽ bị váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh. Không ít người khi ăn quá đà những loại quả này đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, đau đầu, choáng váng…


  
Trái cây nóng gây phát ban, mụn nhọt
Nhãn, mận, xoài chín là loại quả ngọt dễ gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhãn vì khi ăn vào, cơ thể sẽ nóng, gây xáo trộn sự phát triển bình thường của thai nhi dẫn tới chảy máu, đau bụng; có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Xoài có hàm lượng đường cao, nếu ăn nhiều sẽ sinh nhiệt, trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm sảy
Mít, sầu riêng là loại trái cây gây ra nóng, mụn nhọt tức thì gây thừa cân cho sức khỏe nếu sử dụng liên tục. Vì thế, dù có muốn ăn thế nào, cũng nên dùng hợp lý, không nên ăn nhiều cùng lúc và liên tục. Nên hạn chế ăn nhất là lúc tiết trời oi bức.
Quả na được coi là một trong số các loại quả gây nóng nhất cho cơ thể và chỉ cần ăn vài quả là có thể đã làm nổi mụn cho một số người vốn sẵn tính nóng trong người. Thậm chí, nhiều người khi ăn na xong sẽ bị táo bón, mọc mụn trên mặt.

Những loại trái cây nhiệt đới gây nóng

Không tốt cho dạ dày, tiêu hóa
Trái hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, có tác dụng giảm huyết áp, nhuận phổi. Nhưng vì hồng có rất nhiều nhựa nên không tốt cho dạ dày, khi kết hợp với axit dạ dày gây tức thượng vị, khó tiêu. Những người bị chứng táo bón, bụng đói không nên ăn hồng. Đặc biệt, sau khi ăn cua tuyệt đối không nên ăn hồng bởi hai thứ này kết hợp sẽ tạo sỏi trong dạ dày.
Quýt hại dạ dày: Căn cứ vào nghiên cứu của các chuyên gia, một ngày không nên ăn quá 3 quả quýt. Vì chỉ cần 3 quả quýt là đủ bổ sung nhu cầu vitamin C của mỗi người. Nếu ăn nhiều quýt sẽ có hại cho vòm miệng và răng. Đặc biệt là không nên ăn quýt khi bụng đói vì chất toan của nước quýt sẽ kích thích rất mạnh với màng dạ dày, ảnh hưởng cho sự hấp thụ tiêu hoá bình thường của dạ dày.



Hạt dẻ chứa nhiều chất bột, protein và nhiều loại vitamin có lợi cho gan và thận, điều chỉnh chức năng của dạ dày. Các chuyên gia khuyên những người mắc bệnh về thận nên thường xuyên ăn hạt dẻ. Tuy nhiên, hạt dẻ rất khó tiêu hóa nên không nên ăn quá nhiều trong một lần.
Chuối có nhiều hàm lượng Mg (Magiê), nếu ăn nhiều vào lúc đói hàm lượng Mg trong huyết tương sẽ tăng lên đột ngột làm mất cân đối giữa tỷ lệ Mg và Canxi, gây ra hiện tượng ức chế trong mạch máu sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, khi đói bụng không nên ăn chuối tiêu.


Đào chứa Pectin có lợi cho đường ruột nên ăn đào có thể phòng tránh táo bón. Tuy vậy, đào cũng có thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác nếu ăn quá nhiều.
Dưa hấu có tác dụng để giải nhiệt. Trong ngày nóng bức ăn một ít dưa hấu thì tốt nhưng dưa hấu có tính hàn, nếu thường xuyên ăn thì không có lợi. Đặc biệt là những người tiêu hoá xấu, người hay tiểu đêm và có bệnh di tinh càng không nên ăn nhiều.


Ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường, tim mạch
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương...
Thực tế, trái cây khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường càng tăng cao. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên tránh trái cây khô. Ngoài ra, các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.


Cà chua có a xít citric nhưng về cơ bản, chúng ngọt. Người tiểu đường tốt nhất tránh ăn cà chua sống trong món salad. Cà chua nấu thì cũng chỉ ăn ở mức tối thiểu.
Bắp (ngô) có vị ngọt và rất giàu tinh bột. Nếu bị tiểu đường, hãy cố gắng tránh ăn bắp dưới mọi hình thức.


Táo chứa nhiều đường và kali, nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu cho tim, thận. Những người mắc các bệnh như tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, các bệnh liên quan đến thận, bệnh tiểu đường không nên thường xuyên ăn táo.

Trái lê có tác dụng chữa chứng ho, nhiệt, viêm họng. Những người thường xuyên lạnh bụng, những người bị tiểu đường không nên ăn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cộng đồng Facebook Quà Tặng Trái Cây

Cùng tham gia cộng đồng facebook quà tặng trái cây để nhận được tin hot mỗi ngày bạn nhé